
Hoạt động chuyên môn
Quan tâm hơn những chính sách dài hạn cho thị trường lao động
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô quý I/2023 tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, thị trường lao động trở thành điểm sáng khi tiếp tục duy trì đà hồi phục. Tuy vậy, sự quan sát sát sao và những chính sách kịp thời từ phía Nhà nước là điều cần thiết.

Sự sụp đổ của ngân hàng và những vần điệu lịch sử
Sự sụp đổ gần đây của ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Credit Suisse được giới quan sát đánh giá rằng không phải là những trường hợp có tính hệ thống và liên đới như sự sụp đổ của Lehman Brothers năm 2008. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất cao kéo dài như hiện nay, đây lại có thể là những tín hiệu mở đầu cho chuỗi ngày khó khăn của hệ thống ngân hàng ở tất cả các quốc gia.

Thách thức uy tín của FED và nguy cơ lãi suất cao kéo dài
Trước nhiều diễn biến trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ toàn cầu trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng cao của Mỹ cũng như trên phạm vi toàn cầu, vai trò của đương kim Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED), Ông Jerome Powell đang được các nhà lãnh đạo quốc gia và giới chuyên gia trong lĩnh vực theo dõi sát sao.

Thị trường lao động Việt Nam trước áp lực lãi suất cao kéo dài
Tổng kết quý III/2022, thị trường lao động Việt Nam tiếp tục cho thấy sự hồi phục so với quý trước và cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy, việc lãi suất cao kéo dài, sẽ đặt ra thách thức về sự hồi phục và tăng trưởng bền vững đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường lao động nói riêng. Vậy điều gì sẽ xảy với thị trường lao động Việt Nam và Việt Nam cần làm gì để vượt qua và duy trì sự phát triển tích cực như hiện nay?

Báo cáo thị trường lao động: Quý III/2022
Ngày 15/10/2022, Hathaway Policy đã công bố Báo cáo thị trường lao động: Quý III/2022. Ngoài việc tổng hợp và đánh giá số liệu từ Tổng cục Thống kê, Báo cáo giới thiệu một số chính sách mới và nghiên cứu quốc tế trong kỳ và đưa ra bài phân tích chuyên sâu về quá trình phát triển của thị trường lao động Việt Nam từ 1986 tới nay.

Ngân hàng và khủng hoảng tài chính – Nhìn từ góc độ Nobel Kinh tế học 2022
Ngày 10/10/2022, ba nhà kinh tế học Ben Bernanke, Douglas Diamond và Philip Dybvig được trao giải Nobel Kinh tế 2022 vì những nghiên cứu của họ vào đầu những năm 1980 đã vừa kết nối và giải thích hơn 200 năm lịch sử khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, vừa tạo nền móng vững chắc cho các nghiên cứu chính sách chuyên sâu cho các thế hệ sau.

Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Do sự gắn kết chặt chẽ giữa nền kinh tế và thị trường lao động, việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động luôn cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Những kinh nghiệm hỗ trợ phát triển thị trường lao động của một số quốc gia rất hữu ích, là bài học quý báu cho Nhà nước Việt Nam trong tiến trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động phát triển hoàn thiện, hài hòa.

Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ phát triển thị trường lao động
Thị trường lao động Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng kể, cơ bản đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, với bối cảnh trong nước và quốc tế liên tục thay đổi như hiện nay, đòi hỏi nhà nước phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hỗ trợ phát triển thị trường lao động.

Báo cáo thị trường lao động: Quý II/2022
Ngày 14/8/2022, Hathaway Policy đã công bố Báo cáo thị trường lao động: Quý II/2022. Ngoài tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê, Báo cáo giới thiệu một số chính sách mới và nghiên cứu quốc tế trong kỳ và đưa ra bài phân tích chuyên sâu về góc tiếp cận kinh tế của vấn đề lao động - việc làm.

Thị trường lao động 2021: Khi sức bền thử thách cùng đại dịch
Năm 2021 đã khép lại hai năm Việt Nam bền bỉ trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề và bộc lộ những yếu điểm mang tính chiều sâu. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc sát sao của các cơ quan hữu quan, thị trường lao động đã liên tục được tiếp sức, được hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa để vận hành hiệu quả nhất trong bối cảnh dịch bệnh.

Giải pháp nào cho việc thiếu hụt lao động cục bộ?
Thông qua phân tích nguyên nhân của thực trạng thiếu hụt lao động tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới, bài viết khuyến nghị một số giải pháp phù hợp cho Việt Nam trong việc khắc phục tình trạng mất cân đối nguồn cung lao động cục bộ ở một số địa phương và ngành nghề.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với lao động – việc làm: Giá đỡ vững chắc
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách an sinh xã hội có tác động tích cực nhất, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai chính sách để bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục phát huy vai trò “giá đỡ” và đặt nền móng phát triển cho thị trường lao động trong giai đoạn tới.
