top of page

Thị trường lao động Việt Nam trước áp lực lãi suất cao kéo dài

Tổng kết quý III/2022, thị trường lao động Việt Nam tiếp tục cho thấy sự hồi phục so với quý trước và cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy, việc lãi suất cao kéo dài, sẽ đặt ra thách thức về sự hồi phục và tăng trưởng bền vững đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường lao động nói riêng. Vậy điều gì sẽ xảy với thị trường lao động Việt Nam và Việt Nam cần làm gì để vượt qua và duy trì sự phát triển tích cực như hiện nay?

Thị trường lao động Việt Nam trước áp lực lãi suất cao kéo dài

Tổng kết quý III/2022, thị trường lao động Việt Nam tiếp tục cho thấy sự hồi phục so với quý trước và cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy, việc lãi suất cao kéo dài, sẽ đặt ra thách thức về sự hồi phục và tăng trưởng bền vững đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường lao động nói riêng. Vậy điều gì sẽ xảy với thị trường lao động Việt Nam và Việt Nam cần làm gì để vượt qua và duy trì sự phát triển tích cực như hiện nay?


Trong bài viết “Thị trường lao động Việt Nam trước áp lực lãi suất cao kéo dài” bởi 2 tác giả Chu Thị Lê Anh và Trịnh Thị Thảo đã tổng kết lại sự hồi phục của thị trường lao động Việt Nam trong quý III/2022 so với quý trước cũng như quý III/2021. Không chỉ dừng lại ở việc hồi phục, thông qua chỉ số thu nhập, 2 tác giả cũng nhận định rằng thị trường lao động còn cho thấy sự phát triển khi thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động đã vượt cả thời kỳ trước khi đại dịch sảy ra, quý III/2019.


Tuy vậy, đứng trước nguy cơ suy thoáicủa nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lãi suất cao kéo dài, Việt Nam, một quốc gia có độ mở kinh tế lớn,sẽ khó lòng có thể nằm ngoàivòng ảnh ưởng. Các doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất – nhập khẩu cũng như doanh nghiệp FDI ở Việt Nam có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.


Với sự gắn kết chặt chẽ cùng sự phát triển của nền kinh tế từ sau đổi mới đến nay, thị trường lao động Việt Nam cũng khó tránh khỏi những biến động trên. Đặc biệt, tác giả cũng nhấn mạnh sự ảnh hưởng sẽ không đồng đều và theo cùng hướng. Một bộ phận người lao động có thể được hưởng lợi khi làm việc tại các doanh nghiệp xuất khẩu vàít phải nhập khẩu nguyên, vậtliệu. Ở chiều hướng khác, lao động trong các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và doanh nghiệp FDI sẽ đối mặt với vấn đề giảm giờ làm, cắt giảm nhân công và ít cơ hội việc làm mới.


Đứng trước những thách thức đó, bài viết cũng đưa ra 2 khuyến nghị liên quan đến đảm bảo cân đối cung – cầu lao động và thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo hướng bền vững.


Tóm lại, trước áp lực về lãi suất cao, thị trường lao động Việt Nam chắc chắn sẽ chịu những tác động nhất định. Việc nhìn nhận và đánh giá sớm các ảnh hưởng đó sẽ giúp Việt Nam có thể chủ động ứng phó và giảm thiểu những rủi ro đối với thị trường.


Xem thêm tại: https://nhandan.vn/thi-truong-lao-dong-viet-nam-truoc-thach-thuc-lai-suat-cao-keo-dai-post723396.html

bottom of page