top of page

Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Do sự gắn kết chặt chẽ giữa nền kinh tế và thị trường lao động, việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động luôn cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Những kinh nghiệm hỗ trợ phát triển thị trường lao động của một số quốc gia rất hữu ích, là bài học quý báu cho Nhà nước Việt Nam trong tiến trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động phát triển hoàn thiện, hài hòa.

Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Bài viết “Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” của 2 tác giả Chu Thị Lê Anh và Lê Quỳnh Trang đăng trên báo Nhân dân điện tử ngày 30/08/2022 đã đi sâu vào từng giai đoạn phát triển thị trường lao động của các quốc gia trên thế giới, chỉ ra vai trò của nhà nước trong từng giai đoạn, từ đó rút ra ba bài học quan trọng cho việc hỗ trợ phát triển thị tường lao động tại Việt Nam.


Hình thành thị trường lao động

Bài viết đã chỉ ra giai đoạn hình thành thị trường lao động thường là thời kỳ đầu vận hành nền kinh tế thị trường quốc gia, cung-cầu lao động dần được xác định, cơ chế kết nối cung – cầu được hình thành cùng với các định chế trung gian về việc làm, bảo hiểm… Vai trò của chính phủ lúc này tập trung vào tạo lập môi trường, xây dựng khung pháp lý cho sự vận hành của thị trường và thiết lập giá đỡ an sinh.


Xây dựng và phát triển thị trường lao động

Bài viết đã khái quát giai đoạn xây dựng và phát triển thị trường lao động là thời gian mà khung pháp lý của thị trường lao động được hoàn thiện hơn, cung-cầu lao động được mở rộng, quan hệ lao động được điều chỉnh để phù hợp với thị trường và sự phát triển chung của xã hội. Vai trò của Nhà nước khi đó dần chuyển dịch sang việc sửa chữa các thất bại của thị trường, xây dựng định hướng phát triển dài hạn.


Hoàn thiện thể chế thị trường

Tại giai đoạn hoàn thiện thể chế thị trường, thị trường lao động của các quốc gia đã hình thành đầy đủ cấu phần và đi vào vận hành tương đối đồng bộ, lúc này chính sách của các quốc gia dần tập trung vào việc hoàn thiện thể chế của thị trường, nâng cao vai trò khắc phục các thất bại của thị trường và định hướng phát triển thị trường với trọng tâm là cơ cấu, trình độ và quyền lợi của người lao động.

Thông qua việc đi sâu vào từng giai đoạn hình thành và phát triển của thị trường lao động của các quốc gia trên thế giới, bài viết đã rút ra ba bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: (i) xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý và hệ thống chính sách ưu tiên việc làm; (ii) phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, cấp và thẩm định chứng chỉ trình độ nghề để nâng cao nguồn nhân lực; và (iii) thúc đẩy sự phát triển cân bằng giữa các khu vực địa lý, các khu vực có cơ cấu lao động – việc làm thiếu cân đối.


Thông qua việc đi sâu vào từng giai đoạn hình thành và phát triển của thị trường lao động của các quốc gia trên thế giới, bài viết đã rút ra ba bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: (i) xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý và hệ thống chính sách ưu tiên việc làm; (ii) phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, cấp và thẩm định chứng chỉ trình độ nghề để nâng cao nguồn nhân lực; và (iii) thúc đẩy sự phát triển cân bằng giữa các khu vực địa lý, các khu vực có cơ cấu lao động – việc làm thiếu cân đối./.


----------------

Xem thêm về bài viết tại: https://nhandan.vn/nha-nuoc-ho-tro-phat-trien-thi-truong-lao-dong---kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-cho-viet-nam-post712924.html

bottom of page