top of page

Báo cáo thị trường lao động Quý III/2024: Rào cản tiếp cận chính sách ASXH

Ảnh của tác giả: Hữu ĐạoHữu Đạo

“Báo cáo thị trường lao động Quý III/2024 - Rào cản tiếp cận chính sách an sinh xã hội của lao động phi chính thức: Nghiên cứu trường hợp vùng Đồng bằng sông Hồng” đã được Hathaway Policy chuẩn bị và công bố như thường lệ. Báo cáo đã phân tích và cung cấp các thông tin chính bao gồm:

- Tăng trưởng kinh tế tích cực trong bối cảnh cơn bão Yagi đổ bộ hồi đầu tháng 09/2024, đạt mức 7,04% so với cùng kỳ năm trước;

- Thị trường lao động diễn biến tích cực:

  • Cung lao động tăng mức cao nhất từ năm 2020 đến nay;

  • Lao động có việc làm đạt mức cao nhất từ sau đại dịch 2022 đến nay;

  • Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm giảm nhẹ;

  • Tỷ lệ lao động phi chính thức giảm đáng kể.

- Trong Quý có 131 văn bản được ban hành trong lĩnh vực Lao động – Tiền lương (32 văn bản cấp Trung ương, 99 văn bản cấp Địa phương). Các văn bản cấp TW đáng chú ý tập trung vào nội dung chính:

  • Tờ trình Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) với nhiều nội dung được điều chỉnh

  • Đổi mới công tác đào tạo nghề cho nông thôn

  • Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

- Phân tích chuyên sâu thảo luận về Rào cản tiếp cận chính sách an sinh xã hội của lao động phi chính thức – Nghiên cứu trường hợp các tỉnh đồng bằng sông Hồng

  • Thiết kế khảo sát bằng bảng hỏi:

    • Địa bàn khảo sát 05 quận/huyện/thành phố thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng;

    • Đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi: Thực hiện phỏng vấn sâu để có thêm những lý giải sâu hơn cho các câu trả lời mở;

  • Mô tả mẫu khảo sát: tổng số phiếu thu được: 119 phiếu gồm lao động đang trong quá trình tìm/chuyển đổi việc làm; lao động thất nghiệp; lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, tại hợp tác xã, tại các hộ kinh doanh cá thể và lao động tự làm tại các làng nghề truyền thống...

  • Sau khi phân tích, các rào cản chính được xác định như sau:

    • Nhóm rào cản thiết kế chính sách : Thủ tục tham gia và thụ hưởng chính sách; Mức đóng; Cách thức cung cấp dịch vụ.

    • Nhóm rào cản từ phía người sử dụng lao động: không sẵn sàng hỗ trợ NLĐ tham gia BHXH và không sẵn sàng tổ chức các buổi tuyên truyền về BHXH

    • Nhóm rào cản từ bản thân người lao động: không sẵn sàng tham gia các buổi tuyên truyền về BHXH, các chương trình thúc đẩy BHXH và chủ động không tham gia BHXH

    • Công tác truyền thông chính sách còn những hạn chế

  • Khuyến nghị chính sách:

    • Thiết kế chính sách cần

      • Toàn diện, tính đến các mối quan hệ mới nảy sinh trong TTLĐ

      • Cân nhắc đa dạng mức đóng – hưởng

      • Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian xử lý hồ sơ

      • Linh hoạt thời gian đóng – hưởng để phù hợp với thực tế còn nhiều lao động lớn tuổi

      • Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ ASXH thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện

    • Đối với doanh nghiệp

      • Có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyên truyền và thúc đẩy NLĐ tham gia BHXH;

      • Có cơ chế quản lý doanh nghiệp sử dụng lao động, tạo áp lực thực thi pháp luật lao động và đảm bảo ASXH cho người lao động;

      • Kết hợp số hóa nhằm đơn giản thủ tục và giảm chi phí cho DN khi cùng NLĐ tham gia BHXH;

      • Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang khu vực kinh tế chính thức;

    • Đối với người lao động

      • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao tính chủ động của NLĐ trong tìm hiểu cách thức và tham gia BHXH;

      • Có cơ chế hỗ trợ và nâng cao nhận thức của NLĐ đối với quyền lợi khi tham gia BHXH;


Chi tiết xem tại Slides dưới đây./.



Comments


  • Facebook
  • Twitter
  • Zalo

©2021 by Hathaway Group.

bottom of page