top of page

Ba thách thức mới cho người lao động

Thông qua việc phân tích xu thế già hoá dân số của Việt Nam trong bối cảnh mới, TS. Nguyễn Xuân Hải đã chỉ ra ba thách mức mới cho người lao động gồm: (i) quy mô việc làm thu hẹp do tự động hóa, (ii) một số ngành nghề thu hẹp do hội nhập kinh tế và (iii) bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Để hỗ trợ họ vượt qua những thách thức này, tác giả kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách, chiến lược kịp thời vừa để duy trì cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao trình độ người lao động, vừa hỗ trợ phát triển các cấu phần của thị trường lao động Việt Nam.

Ba thách thức mới cho người lao động

Bài viết “Ba thách thức mới cho người lao động” được TS. Nguyễn Xuân Hải viết trong thời gian các thành viên của Hathaway Policy tham gia tư vấn xây dựng Đề án Hỗ trợ phát triển thị trường lao động Việt Nam đến năm 2030. Bài viết được đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần online ngày 19/5/2020. 


Phân tích xu thế già hoá dân số của Việt Nam trong bối cảnh mới, TS. Nguyễn Xuân Hải chỉ ra ba thách mức mới cho người lao động gồm: (i) quy mô việc làm thu hẹp do tự động hóa, (ii) một số ngành nghề thu hẹp do hội nhập kinh tế và (iii) bất bình đẳng thu nhập gia tăng. 


Như vậy, Chính phủ cần có những chính sách, chiến lược kịp thời, bao gồm: (i) tham khảo và học hỏi các chính sách dân số của Nhật Bản để duy trì một nền dân số trẻ và mở rộng lực lượng lao động nội địa; (ii) quan tâm hơn nữa tới chính sách về đào tạo, đào tạo lại và nâng cao tay nghề cho người lao động để có sự chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai; và (iii) đẩy mạnh phát triển thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu, mở rộng quy mô lao động khu vực chính thức để tăng tính ổn định của thị trường và bảo vệ nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương.


Tính đến 2019, tốc độ già hoá dân số của Việt Nam đã tăng rất nhanh so với thời kỳ trước. Ứng phó với xu thế này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 về “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030”, đề cao các chính sách khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và sinh con thứ 2 trước 35 tuổi.


Bên cạnh đó, bối cảnh mới bao gồm ba nhân tố lớn có thể ảnh hưởng đến Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và vấn đề phân bổ lao động – việc làm nói riêng. Một là Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo sự thay đổi lớn trong cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường lao động. Hai là cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng tới các dòng vốn FDI và các ngành hàng xuất-nhập khẩu. Ba là Đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến cách phân bổ dòng vốn FDI của các nhà đầu tư quốc tế. 


Trong bối cảnh quốc tế nêu trên, người lao động, đặc biệt lao động có tay nghề, có thể sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Tuy nhiên, rất nhiều lao động Việt Nam với tay nghề thấp, trình độ thấp, sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức./.


------------------------------

Xem thêm về bài viết tại: https://cuoituan.tuoitre.vn/van-de-su-kien/nguoi-lao-dong-doi-dien-ba-thach-thuc-moi-1557788.html

bottom of page