top of page

Chiến lược khả thi cho miễn dịch cộng đồng lần đầu tiên

Những diễn biến phức tạp và khó lường trong đợt bùng phát lần thứ tư của đại dịch Covid-19 đã đưa Việt Nam vào tình thế phải đẩy nhanh “chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử” nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng vào đầu năm 2022. Bài viết giúp đánh giá tính khả thi đồng thời để xuất một số giải pháp cấp thiết đảm bảo thành công mục tiêu này.

Chiến lược khả thi cho miễn dịch cộng đồng lần đầu tiên

Bài viết “Chiến lược khả thi cho miễn dịch cộng đồng lần đầu tiên” của hai tác giả Vũ Thị Hằng và Nguyễn Tùng Anh được đăng trên Báo Nhân dân ngày 12/8/2021, đã đưa đến góc nhìn mang tính khái quát về khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng bằng biện pháp tiêm chủng vào đầu năm 2022.


Bài viết nhận định, với tiến độ bàn giao vaccine phòng Covid-19 mà nhà cung ứng đã cam kết, cùng với tốc độ tiêm chủng dự kiến có thể lên đến hơn 1 triệu liều/ngày, thì Việt Nam hoàn toàn có thể hoàn thành việc tiêm chủng cho 70% dân số trở lên vào cuối quý I/2022 như mục tiêu đã được đề ra trong Quyết định số 3355/QĐ-BYT ban hành “Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2021-2022”.


Các tác giả đánh giá, hai thách thức lớn nhất mà Việt Nam gặp phải trong triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 là: (i) thách thức về trang thiết bị bảo quản vaccine, với hiện trạng các điểm tiêm chủng có thể bảo quản một lượng vaccine nhất định phục vụ cho hoạt động tiêm chủng hàng ngày nhưng lại gần như không có trang thiết bị bảo quản ở nhiệt độ âm sâu; và (ii) thách thức về số lượng và năng lực cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng hạn chế, chỉ khoảng 60 nhân lực/10.000 dân, trương quan với mức trung bình của thế giới là 174, thấp hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.


Chính vì vậy, mức độ khả thi của “chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử” không chỉ nằm ở khả năng tập trung nguồn lực tối đa, mà còn đòi hỏi một chiến lược thực thi hợp lý. Các giải pháp được đề xuất trong bài viết bao gồm: (i) Nhà nước cần chuẩn bị hoặc chuyển dòng tài chính từ các dự án đầu tư đang tam dừng để tái phân bổ thêm nguồn lực cho mua sắm trang thiết bị y tế; (ii) xây dựng cơ chế phối hợp tài chính và con người với hệ thống y tế tư nhân; (iii) triển khai tập huấn về quy trình tiêm chủng vaccine Covid-19, có thể theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến; (iv) điều tiết tổng thể từ trung ương đối với nguồn nhân lực tiêm chủng để đảm bảo phân bổ nhân lực linh hoạt và phù hợp giữa các địa phương; (v) cân nhắc cho phép sự tham gia sâu hơn của các cơ sở y tế tư nhân./.


----------------

Xem thêm về bài viết tại: https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/chien-luoc-kha-thi-cho-mien-dich-cong-dong-lan-dau-tien-659315/

bottom of page