top of page

Báo cáo thị trường lao động: Quý II/2022

Ngày 14/8/2022, Hathaway Policy đã công bố Báo cáo thị trường lao động: Quý II/2022. Ngoài tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê, Báo cáo giới thiệu một số chính sách mới và nghiên cứu quốc tế trong kỳ và đưa ra bài phân tích chuyên sâu về góc tiếp cận kinh tế của vấn đề lao động - việc làm.

Báo cáo thị trường lao động: Quý II/2022

Ngày 14/08/2022, Hathaway Policy đã công bố báo cáo thị trường lao động: Quý II/2022. Báo cáo thị trường lao động: Quý II/2022 được xây dựng dựa trên số liệu liên quan đến thị trường lao động trong nước được công bố chính thức trên website Tổng cục Thống kê thông qua các báo cáo định kỳ về lao động - việc làm.


Một số điểm chính trong báo cáo


- Nền kinh tế phục hồi sau thời gian bị tác động tiêu cực của dịch bệnh với mức tăng GDP 7,72% - cao nhất của quý II trong 10 năm trở lại đây.


- Thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi. Quy mô lực lượng lao động, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và số người có việc làm tiếp tục tăng so với quý trước.


- Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức (cả nhóm việc làm phi chính thức chung và việc làm phi chính thức phi nông nghiệp) đều có chiều hướng giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước thể hiện xu hướng phục hồi bền vững của thị trường.


- Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tiếp tục giảm, khẳng định thị trường lao động đang thích nghi để “sống chung với dịch”.


- Trong kỳ có 147 văn bản mới được ban hành, nổi bật nhất là Quyết định số 336/QĐ-LĐTBXH ngày 14/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.


- Nghiên cứu quốc tế được công bố trong kỳ tập trung nhiều vào phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng, cũng như hiệu quả của các chính sách hỗ trợ, an sinh khác nhau.


- Phân tích chuyên sâu phân tích góc tiếp cận kinh tế của vấn đề lao động – việc làm, thay vì góc tiếp cận xã hội truyền thống của quản lý nhà nước. Theo đó, lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nên chính sách lao động – việc làm cần xem xét dưới 3 góc độ: (1) nguồn nhân lực; (2) giáo dục – đào tạo; và (3) việc làm.


Chi tiết xem thêm Báo cáo tại đây./.

bottom of page