top of page
Marble Surface

Đề án: Phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Lĩnh vực

Lao động - việc làm

Thời gian

02-12/2020

Tổng vốn

(triệu đồng)

120

Marble Surface

​Giới thiệu tóm tắt về dự án

​Mã dự án:

HPG20200215

​Mục đích:

Nghiên cứu hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Thị trường lao động (TTLĐ), theo nghĩa chung nhất, là sự tương tác giữa cung lao động và cầu lao động nhằm hình thành nên các quan hệ lao động căn cứ trên thỏa thuận về tiền công/tiền lương và các điều kiện làm việc khác như thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội;…. TTLĐ hoạt động tốt bảo đảm nguồn lao động cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, phân phối công bằng hơn những thành quả đạt được của tăng trưởng; và hạn chế rủi ro trong thị trường lao động do thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc thu nhập bấp bênh.


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các yếu tố của thị trường lao động Việt Nam được tạo lập ngày càng đồng bộ hơn; khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách cho thị trường lao động từng bước được hoàn thiện; các chỉ báo thị trường lao động tiếp tục được cải thiện như chất lượng cung lao động được cải thiện, cơ cấu cầu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập tăng lên, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động được nâng cao. Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam đã và đang tồn tại một số bất cập: lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông thôn; khu vực phi chính thức – khu vực có trình độ lao động thấp và chất lượng việc làm không cao chiếm tỷ trọng lớn; chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, thiếu lao động có trình độ tay nghề cao và lao động trong một số ngành công nghiệp mới; cầu lao động thấp về số lượng và vẫn còn một tỷ lệ lớn lao động làm nghề giản đơn, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật; mất cân đối cung cầu lao động cục bộ giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế; v.v.


Trong thời gian qua, các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đã liên tục được triển khai đã phần nào làm cho thị trường lao động hoạt động hiệu quả, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, các chính sách, chương trình chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa kịp thời ứng phó với những thay đổi của khoa học, công nghệ, của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội,… đã tạo ra những điểm nghẽn, kìm hãm sự phát triển của thị trường lao động. Bên cạnh đó, thế giới không ngừng vận động và phát triển với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức.


Đề án Hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai nghiên cứu và xây dựng nhằm đề xuất những giải pháp giúp khắc phục các hạn chế đã và đang tồn tại trên thị trường lao động, hướng đến xây dựng một thị trường lao động hiện đại, đồng bộ, liên thông; trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.


Trên tinh thần nghiên cứu độc lập, Nhóm Chính sách Hathaway đã quyết định đầu tư thực hiện các nghiên cứu về Cơ sở lý luận, Kinh nghiệm quốc tế,  Quá trình phát triển và hiện trạng thị trường lao động Việt Nam, Bối cảnh và xu thế thị trường lao động đến năm 2030, gửi một số cơ quan hữu quan tham khảo trong quá trình thực hiện, phản biện Đề án.


Ngày 05/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030./.

bottom of page