top of page

Theo dòng lịch sử tiến trình cải cách tài chính tại Hoa Kỳ

Đã cập nhật: 9 thg 10, 2021

Nhìn sâu vào lịch sử cải cách tài chính ở Hoa Kỳ và xem xét cách những cải cách đó định hình hệ thống tài chính và bối cảnh kinh tế của quốc gia này, có thể thấy nhiều góc nhìn thú vị về hệ thống tài chính, thị trường tài chính và các quy định liên quan. Đặc biệt hơn, đi sâu vào phân tích động cơ của các định chế tài chính, người gửi tiền, nhà đầu tư và các nhà lập pháp cũng đem lại những góc nhìn mới về sự đan xen phức tạp của hệ thống này tại một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.

Về phương diện lịch sử, có thể nói cuộc cải cách tài chính tại Hoa Kỳ là một quá trình phân mảnh và rời rạc với những thay đổi về mặt luật pháp, đồng thời là sự chắp vá các quy tắc và quy định đi kèm với những thay đổi về mặt tài chính, chính trị và kinh tế. Một phần nguyên nhân là do các quy tắc và quy định này vốn mang tính chất bị động, bởi chúng phản ánh quan điểm của Quốc hội Hoa Kỳ và các cơ quan liên bang, mà các tổ chức này vốn có vai trò bị động. Mặt khác, mỗi nỗ lực để sửa đổi các “quy tắc của trò chơi” dường như là một phản ứng khẩn cấp nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng tàn khốc ở từng thời điểm.


Những thay đổi về mặt luật lệ đã giúp thúc đẩy sự trỗi dậy của hệ thống ngân hàng hiện đại và thị trường tài chính song cũng đồng thời làm tăng mức độ phức tạp của hệ thống lên một cách đáng kể. Mỗi khi một bộ quy tắc và quy định mới được “cấy ghép” vào bộ máy cũ đang vận hành, thị trường phát triển, đổi mới công nghệ diễn ra song các kẽ hở trong điều hành, giám sát thị trường và nhiều rủi ro mới cũng xuất hiện, các quy tắc tài chính đang áp dụng có xu hướng bị phá vỡ, dẫn đến thất bại thị trường và những cuộc khủng hoảng tiếp theo.


Để làm sáng tỏ mối quan hệ đối ứng và lặp lại giữa những lần cải tổ luật pháp và các cuộc khủng hoảng, những sáng kiến cải cách tài chính quan trọng đã được đề cập, tập trung đặc biệt vào những kẽ hở luật pháp. Các bằng chứng cho thấy thông qua mỗi lần cải cách, Quốc hội Hoa Kỳ không chỉ đang ứng phó với một cuộc khủng hoảng tài chính lớn mà còn góp phần định hình toàn bộ ngành công nghiệp tài chính Hoa Kỳ và sẽ duy trì chức năng này trong những thập kỷ tới đây. Trong khi nguyên nhân chính xác của mỗi cuộc khủng hoảng vẫn còn nằm trong vòng tranh luận, mối quan hệ giữa mỗi lần cải cách và cuộc khủng hoảng sau đó lại do cùng một nhân tố đã tồn tại ở Mỹ từ cuộc Nội chiến. Việc xem xét các cải cách này và đặt chúng trong toàn cảnh công cuộc cải cách tài chính cũng mang đến những góc nhìn về sự phát triển của những kẽ hở luật pháp đã dẫn đến sự gia tăng của các thị trường vốn ngắn hạn không có luật pháp điều chỉnh, những cơ chế luật pháp kém hiệu quả và các hoạt động ngân hàng trong bóng tối (shadow banking).


Cách tiếp cận dựa trên lý thuyết trò chơi trong phân tích lịch sử cũng sẽ làm rõ hơn những quan điểm về giải pháp tối ưu cho việc cải cách hệ thống tài chính ngân hàng. Bằng cách làm nổi bật và duy trì một bộ nguyên tắc cơ bản cũng như xác định chính xác nguồn gốc cụ thể của những thất bại về mặt động cơ lặp lại trong nhiều cuộc khủng hoảng suốt từ … cho đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09, các nguyên nhân của sự rời rạc và phân mảnh hết lần này đến lần khác đến mức tạo ra những kẽ hở luật pháp mới trong quá trình cải cách luật pháp ở Mỹ đã được chỉ ra.


_ History doesn't repeat itself, it rhymes_

Mark Twain

85 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page